Bước 1: Xác định loại nguồn điện sẽ dùng:
Bạn sẽ căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà sẽ quyết định dùng thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời bạn cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào để có sự lựa chọn thích hợp nhất.
Nhược điểm cần lưu ý ở đây là bước này thường bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở từng địa phương, nếu người dùng chỉ sử dụng thiết bị điện 1 pha và nguồn địa phương của Điện lực chỉ có 2 dây (đó là 1 nóng, 1 nguội) hoặc 4 dây (đó là 3 nóng, 1 nguội) thì chỉ có nguồn 1 pha 2 dây là áp dụng được. Trong trường hợp này vẫn có thể chọn nguồn 1 pha 3 dây để dùng, nhưng bạn sẽ phải thiết kế thêm hệ thống nối đất cho hệ thống điện trong nhà, phía sau đồng hồ đo điện.
Bước 2: Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện:
Trong bước này, bạn sẽ cộng tất cả công suất của các thiết bị của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả ngôi nhà.
Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị hoạt động bằng năng lượng điện và các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể đến như sau: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bànủi, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước…
Bước 3: Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở
Đây là bước cuối cùng tìm ra các cỡ dây cần phải dùng. Theo đó, tùy theo công suất chịu tải của từngnhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau.
• Lựa chọn đọan dây ngoài trời
• Lựa chọn đọan cáp điện kế
• Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây dẫn đến từng thiết bị điện
-
Các lưu ý cho hệ thống điện trong nhà ở của bạn:
- Bạn nên chia đường điện phân phối trong nhà ở thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế khi gặp trục trặc hay các sự cố thường gặp.
- Các dây pha có cùng màu và tốt nhất là bạn nên chọn màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng.
- Dây dùng cho hệ thống nối đất nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác.
- Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, bạn cần phải chọn kích thước ống, nẹp đủ rộng sao cho dễ luồn, dễ rút mà không làm hư hại đến dây dẫn.
- Bạn không nên đi dây nơi ẩm thấp hoặc quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất.
- Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt.
- Tuyệt đối không được nối trực tiếp ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.
- Lưu ý đoạn dây điện Cadivi đi trong ống không nên có mối nối.
- Không nên đi dây âm trong nền của tầng trệt nếu nền không đảm bảo cố định với tường khi nền bị lún.
- Không nên sử dụng dây có tiết diện nhỏ hơn 0.5mm2.
-
Những tác hại khi dùng dây điện Cadivi kém chất lượng:
- Dây dẫn điện Cadivi kém chất lượng sẽ dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây và làm cho thiết bị họat động không hiệu quả, thiết bị cũng nhanh hư hỏng.
- Dây dẫn điện Cadivi kém chất lượng sẽ phát nóng quá mức trên đường dây, gây hư hại lớp cách điện, có thể gây chạm chập cháy nổ.
- Ruột đồng của dây dẫn điện Cadivi kém chất lượng rất dễ gãy, khó nối và khó lắp vào các phụ kiện điện khác.
- Có thể gây nứt cách điện, hở ruột dẫn và gây điện giật cho người rất nguy hiểm.
- Phần cách điện sẽ bị rạn nứt sau một thời gian ngắn gây ra rò điện, tổn thất điện năng và chạm chập gây cháy nổ.
- Dây dẫn kém chất lượng sẽ không tự tắt khi bị phát cháy bởi tác nhân bên ngoài.
-
Những kinh nghiệm lựa chọn dây diện Cadivi cho nhà ở:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dây dẫn điện phục vụ cho các công trình lớn và cho nhà ở. Chính vì sự đa dạng đó mà sẽ có những loại dây dẫn điện tốt và dây dẫn điện không đảm bảo được chất lượng, thậm chí có thể gây ra những nguy hiểm cho người sử dụng. Dây dẫn điện Cadivi cũng vậy, hiện nay có rất nhiều địa chỉ cung cấp loại dây này. Chính vì vậy, trước khi chọn mua, bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ cũng như nắm vững các thông tin mà bài viết đã cung cấp để có được sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhất. Các bạn lưu ý, dây dẫn điện Cadivi mà bạn chọn mua phải có đầy đủ nhãn mác, tên nhà sản xuất, các thông số... nhé.
Chúng tôi hi vọng bạn đã có được những thông tin thật hữu ích về cách tính dây điện Cadivi khi đọc qua bài viết này